본문으로 바로가기

Tin tức toàn cầu Các hãng tàu phục hồi một số dịch vụ khi gián đoạn tại kênh Panama giảm bớt

Ngày đăng kýFEB 21, 2024

Keith Wallis, Special CorrespondentFeb 12, 2024, 12:01 PM EST
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Keith Wallis, Special Correspondent
Feb 12, 2024, 12:01 PM EST
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Các hãng tàu phục hồi một số dịch vụ khi gián đoạn tại kênh Panama giảm bớt Số liệu của Cơ Quan Quản Lý Kênh Panama cho thấy có 44 tàu đã đặt chỗ để chờ được đi qua vào ngày 9/2 và 12 tàu chưa đặt chỗ. Ảnh: Ellen McKinght / Shutterstock.com
Theo các giám đốc điều hành hãng tàu và cảng, các chủ hàng đã thấy tình trạng gián đoạn bởi mực nước thấp tại Kênh đào Panama đang được cải thiện do các hãng tàu đã nối lại hoạt động vận chuyển qua tuyến đường thủy này trên một số dịch vụ Đông-Tây hoặc tìm các lựa chọn thay thế để vận chuyển hàng hóa.

Vào tháng 12, những người gửi hàng ở Châu Á và Châu Mỹ đã trao đổi với tạp chí thương mại rằng họ đang phải đối mặt với tình trạng chậm trễ lên đến một tháng do các hãng tàu bỏ chuyến, chuyển tải và hoãn hàng hóa vì tàu bị chậm trễ khi đi qua Kênh đào Panama hoặc chuyển hướng tới Nam Châu Phi. Tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện hơn khi Hapag-Lloyd cho biết liên minh THE Alliance đã nối lại hoạt động vận chuyển qua kênh đào trên một số dịch vụ EC2 xuyên Thái Bình Dương đến Bờ Đông nước Mỹ từ tháng 1.

“Đúng vậy, dịch vụ EC2 qua kênh đào Panama đã hoạt động trở lại” một đại diện phát ngôn của Hapag-Lloyd đã nói với tạp chí thương mại.

Công ty Ocean Network Express (ONE) đã nói rằng việc di chuyển qua kênh đào Panama sẽ được khôi phục hoàn toàn với hành trình Đông - Tây với dịch vụ EC2 từ ngày 11/2 với chuyến khởi hành của tàu Tayma Express từ Norfolk, Va. Có tối thiểu 4 dịch vụ EC2 hướng Đông dự kiến sử dụng kênh đào trong tháng 2.

Trong một thông báo gửi tới khách hàng tuần trước, ONE cho biết do tình hình kênh đào được cải thiện nên việc phục hồi các dịch vụ khác cũng đang được xem xét. Bên cạnh đó, hãng tàu cũng sẽ kết thúc phụ phí dự phòng Kênh đào Panama đối với hàng xuất khẩu của Mỹ và Canada do "những cải thiện hoạt động trong kênh đào"

Tương tự, liên minh THE Alliance cũng đang chuyển dần dịch vụ EC6 của mình trở lại sử dụng Kênh đào Panama thay vì đi qua Mũi Hảo Vọng, tuy nhiên, quyết định cuối cùng cho từng trường hợp cụ thể vẫn “phụ thuộc vào tình trạng đặt chỗ tàu qua kênh đào”, đại diện phát ngôn của Hapag-Lloyd cho hay.

Lịch trình tàu của ONE cho thấy 3 chuyến tàu EC6 hướng Đông từ Mobile đã sử dụng kênh đào kể từ ngày 28 tháng 1 và một chuyến đi khởi hành ngày 3 tháng 3 cũng dự kiến sẽ sử dụng tuyến đường thủy này.

Dịch vụ EC2 hoạt động ở các cảng Bờ Đông nước Mỹ như Norfolk, Charleston và Savannah và các cảng ở Trung Quốc và Hàn Quốc như Thượng Hải, Ninh Ba và Busan. Dịch vụ EC6 kết nối các cảng Vịnh nước Mỹ của Mobile và Houston với Busan, Kaohsiung và các cảng ở Trung Quốc bao gồm Hồng Kông, Thâm Quyến và Thượng Hải.

Người phát ngôn của Hapag-Lloyd cũng nói rằng tình hình trên tuyến thương mại Châu Âu-Mỹ Latinh “khá ổn do các dịch vụ LatAm-Europe - South America West Coast Express [SWX] và Mediterranean, Central America và South America West Coast Express [MSW]) đã được đặt trước”

“Mặc dù vẫn còn khó khăn, nhưng những cải thiện trong hoạt động của kênh đào và các dịch vụ đã giúp giảm bớt phần nào tình trạng gián đoạn.” Các phương án thay thế bằng đường sắt và đường bộ vẫn được sử dụng Theo số liệu từ Cơ quan quản lý Kênh đào Panama (ACP), tính đến ngày 9 tháng 2, có 44 tàu đã đặt chỗ chờ quá cảnh và 12 tàu chưa đặt chỗ. Thời gian chờ trung bình cho tàu không đặt chỗ là 5 ngày cho tàu đi về Bắc và 4 ngày cho tàu đi về Nam.

Trong vài tuần qua, nhiều hãng tàu đã tìm các lựa chọn thay thế cho kênh đào để duy trì cả dịch vụ vận chuyển hàng hóa Đông-Tây và khu vực.

Một trong số đó là Maersk, bắt đầu sử dụng tuyến đường sắt Kênh đào Panama vào tháng 1 để vận chuyển container trên dịch vụ Oceania-US East Coast 1 (OC1) của mình để thích ứng với những thay đổi do Cơ quan quản lý Kênh đào Panama thực hiện trong hệ thống đặt chỗ quá cảnh tàu.

"Đường sắt đã được sử dụng cho các hàng hóa khác quá cảnh qua Panama," Monica Martinez, người phát ngôn của Maersk Latin America, nói với Tạp chí thương mại. "Đây là dịch vụ duy nhất mà chúng tôi chuyển sang đường sắt, và chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì tất cả các dịch vụ thường xuyên khác qua tuyến đường thủy này."

Maersk đang vận hành hai tuyến vòng trong dịch vụ với các gọi chuyến tại các bến cảng trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Panama - Manzanillo và Balboa - và sử dụng cầu đường sắt để kết nối hai khu vực.

Các hãng tàu khác, bao gồm ONE và CMA CGM, đang sử dụng xe tải di chuyển giữa các bến cảng để vận chuyển một số container trước đây được qua kênh đào.

Larissa Barrios, giám đốc phát triển kinh doanh của MIT, cho biết Bến cảng Quốc tế Manzanillo (MIT) đã mất khoảng 50% lượt gọi của các hãng tàu THE Alliance vào tháng 12 sau khi liên minh chuyển dịch vụ sang quá cảnh đường biển về phía Tây qua Mũi Hảo Vọng thay vì chờ đi qua Kênh đào Panama. Nhưng cô nói thêm rằng lượng hàng hóa và lượt gọi cảng bổ sung từ tháng 1 đã bù đắp cho sự sụt giảm này.

"Việc tăng cường di chuyển giữa các bến cảng trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong tháng 1 cũng bù đắp cho sự sụt giảm hàng hóa từ THE Alliance," Barrios nói.

"Những thay đổi mà chúng ta đã thấy trong tháng qua cho thấy cầu đường bộ bằng đường sắt hoặc xe tải mang lại cho các hãng tàu lựa chọn trong ngắn hạn," cô nói thêm. "Tuy nhiên, quốc gia cần phải giải quyết những hạn chế của Kênh đào Panama và tạo ra một giải pháp dài hạn có khả năng cung cấp dịch vụ nhất quán cho các hãng tàu." Các hãng tàu tăng cường dịch vụ Một số hãng tàu như ONE và CMA CGM đang triển khai các dịch vụ mới và tăng cường dịch vụ sẵn có để giảm thiểu gián đoạn vận chuyển hàng hóa do tình trạng mực nước thấp tại Kênh đào Panama gây ra.

ONE đã khởi chạy dịch vụ tạm thời Caribbean Express 7 (CX7) hai tuần một lần, kết nối Cartegena, Savannah và Charleston "để đảm bảo vận chuyển hàng hóa" giữa Mỹ Latinh và Bờ Đông nước Mỹ, bù đắp cho sự gián đoạn do chậm trễ qua kênh đào.

ONE cũng mở rộng dịch vụ Florida-Latin Express, vốn kết nối Bờ Tây Nam Mỹ qua Kênh đào Panama, thêm các cảng Bờ Đông nước Mỹ New York, Philadelphia và Norfolk từ cuối tháng 1.

Trong khi đó, CMA CGM cho biết sẽ bổ sung tàu thứ chín cho dịch vụ Medcaribe của mình, nối Địa Trung Hải và bờ biển tây bắc Nam Mỹ, từ đầu tháng 3 để "tạo thêm vùng đệm để vượt qua các tình huống bất ngờ về hoạt động, bao gồm cả tắc nghẽn cảng".

Các công ty giao nhận ở Brazil cho biết việc vận chuyển hàng hóa giữa Bờ Đông Nam Mỹ và Bờ Đông Bắc Mỹ đã diễn ra suôn sẻ hơn trong hai tháng qua.

Fabrizio De Paulis, Giám đốc điều hành của De Paulis Logistics & SCM Eireli, Brazil, cho biết: "Các lô hàng gần đây của tôi không gặp bất kỳ sự chậm trễ nào về hàng hóa trong khu vực Kênh đào Panama - không có chuyển tải và được đi thẳng đến Bờ Đông Bắc Mỹ."

"Giá cước vận chuyển từ ECSA đến ECNA ổn định với đủ năng lực và chỗ trống," ông nói thêm.
· Liên hệ Keith Wallis tại keithwallis@hotmail.com.

Bài viết gốc

Carriers resume Panama Canal transits on some services as disruption eases

Carriers resume Panama Canal transits on some services as disruption eases Figures from the Panama Canal Authority show there were 44 vessels with bookings waiting to transit as of Feb. 9 and 12 non-booked vessels. Photo credit: Ellen McKnight / Shutterstock.com.
Shippers are seeing an easing of the disruption caused by low water levels along the Panama Canal as carriers resume transits through waterway on some east-west services or find alternative options to transport cargo, carrier and port executives say.

Shippers in Asia and the Americas told the Journal of Commerce in December they were facing delays of up to a month as carriers skipped calls, transshipped and rolled cargo as ships were delayed through the Panama Canal or diverted around southern Africa. But highlighting how things have improved to some extent, Hapag-Lloyd said THE Alliance restored transits through the canal on some of its trans-Pacific to US East Coast EC2 services from January.

“Yes, the EC2 service is transiting through the Panama Canal again,” a Hapag-Lloyd spokesperson told the Journal of Commerce.

Ocean Network Express (ONE) said Panama Canal transits would be fully restored on east and westbound sailings on the EC2 service from Feb. 11 with the departure of Tayma Express from Norfolk, Va. At least four eastbound EC2 services are due to use the canal in February, schedules showed.

ONE, in a customer advisory last week, said due to the improving situation at the canal, other services are also being considered for a resumption of Panama transits. And the carrier said it was ending its Panama Canal contingency surcharge on US and Canadian exports “due to operation improvements within the canal.”

THE Alliance has also increasingly switched its EC6 service back to using the canal rather than via the Cape of Good Hope, although a final decision is still made “on a case-by-case basis depending on available vessel bookings through the canal,” the Hapag-Lloyd spokesperson added.

ONE vessel schedules show three EC6 eastbound sailings from Mobile have used the Panama Canal since Jan. 28, while a March 3 sailing is also expected to use the waterway.

The EC2 service calls at US East Coast ports including Norfolk, Charleston and Savannah and ports in China and South Korea such as Shanghai, Ningbo and Busan. The EC6 service connects the US Gulf ports of Mobile and Houston with Busan, Kaohsiung and ports in China including Hong Kong, Shenzhen and Shanghai.

The situation on the Europe-Latin America trade is “OK, since for the LatAm-Europe services — South America West Coast Express [SWX] and Mediterranean, Central America and South America West Coast Express [MSW] — we have most of the canal transits pre-booked,” the Hapag-Lloyd spokesperson said.

“It is still a crisis we are facing, but these improvements in services obviously give some ease,” they added. Rail, truck alternatives still in play Figures from the Panama Canal Authority (ACP) show there were 44 vessels with bookings waiting to transit as of Feb. 9 and 12 non-booked vessels. The average wait time for ships without bookings was five days for northbound transits and four days for southbound vessels.

Several carriers have sought alternatives to the canal in the last few weeks to maintain both east-west and regional cargo services.

These include Maersk, which started using the Panama Canal railway in January to move containers on its Oceania-US East Coast 1 (OC1) service to accommodate changes made by the Panama Canal Authority in its vessel transit booking system.

“[The railway] has been in use for other cargo transiting through Panama,” Maersk Latin America spokesperson Monica Martinez told the Journal of Commerce. “This is the only service that we have shifted to the railway, and we continue to have all other regular services transiting through the waterway.”

Maersk is running two loops in the service with calls at terminals on the Atlantic and the Pacific coasts of Panama — Manzanillo and Balboa — and using the rail land bridge to connect the two.

Other carriers, including ONE and CMA CGM, are using truck moves between terminals to move some of the containers that used to transit the canal.

The Manzanillo International Terminal (MIT) lost about 50% of its calls by THE Alliance carriers in December after the consortia switched services to a westbound transit via the Cape of Good Hope rather than wait for passage through the Panama Canal, Larissa Barrios, MIT’s business development manager, told the Journal of Commerce. But additional volumes and port calls since January have offset the drop, she added.

“The increase in inter-terminal moves between the Atlantic and Pacific coasts during January also compensated for the drop of cargo from the THE Alliance,” Barrios said.

“The changes we have seen in the last month demonstrate that the land bridge via railroad or trucks give options to carriers in the short-term,” she added. “Nevertheless, the country needs to address the limitations of the Panama Canal and to create a long-term solution capable of providing a consistent service to carriers.” Carriers boost services Carriers such as ONE and CMA CGM are also strengthening services to mitigate the cargo disruption caused by the Panama Canal low water crisis.

ONE said it launched a temporary biweekly Caribbean Express 7 (CX7) service linking Cartegena, Savannah and Charleston “to ensure cargo shipping” between Latin America and the US East Coast to offset disruption caused by the canal delays.

ONE also expanded its Florida-Latin Express service, which links the West Coast of South America via the Panama Canal, to include the US East Coast ports of New York, Philadelphia and Norfolk from the end of January.

CMA CGM, meanwhile, said it would add a ninth vessel to its Medcaribe service linking the Mediterranean and the northwest coast of South America from early March to “provide a greater buffer to overcome operational contingencies, including port congestion.”

Forwarders in Brazil said cargo shipments between the East Coast of South America and the East Coast of North America have been smoother in the last two months.

“Recent shipments I had didn’t have any cargo delays in the region of the Panama Canal — there was no transshipment and were on direct services to the East Coast of North America,” said Fabrizio De Paulis, managing director of Brazil’s De Paulis Logistics & SCM Eireli.

“Freight rates from ECSA to ECNA are stable with enough capacity and space availability,” he added.
· Liên hệ Keith Wallis tại keithwallis@hotmail.com.