skip to main text

Mục ý kiến chuyên gia Các cảng biển bận rộng nhất trên thế giới và tại Đông Nam Á

Ngày đăng kíMAR 02, 2023

Nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc nặng nề vào ngành vận tải biển, vì nó chịu trách nhiệm vận chuyển hơn 90% tất cả hàng hóa. Với sự phát triển của thương mại quốc tế, tầm quan trọng của các cảng biển hoạt động hiệu quả và đáng tin ngày càng trở nên rõ rang hơn. Các cảng đóng vai trò là mắt xích giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho dòng hàng và dịch vụ thông qua việc cung cấp các dịch vụ quan trọng như xử lý, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Các cảng biển thành công nhất hiện nay đều đang sở hữu vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, quy trình hiệu quả, hoạt động tin cậy và khả năng xử lý nhiều loại hàng hóa. Bài viết này sẽ xem xét 5 cảng bận hoạt động hiệu quả và bận rộn trên thế giới và khám phá một số cảng mới nổi ở Đông Nam Á.Top 5 cảng bận rộn nhất trên thế giới1.Trung Quốc: Cảng Thượng Hải (CNSHA)
Cảng Thượng Hải, Trung Quốc là cảng biển lớn nhất thế giới(Hình 1: Cảng Thượng Hải - Nguồn: Bert van Dijk, via Flickr)
Cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất trên thế giới, nằm ở Thượng Hải, Trung Quốc. Đây cũng là cảng container lớn nhất thế giới với công suất xử lý hơn 40 triệu TEUs hàng hóa mỗi năm.

Cảng Thượng Hải được chia thành ba khu vực chính, bao gồm Wusongkou, Waigaoqiao và Yangshan. Các khu vực này dài hơn 13 km và tổng cộng 43 cầu tàu và 156 cần cẩu container. Cảng Nước Sâu Yangshan, đặc biệt được trang bị 34 cần cẩu container và 120 cần trục chuyển tải, cho phép nó xử lý hơn 2 triệu TEUs hàng hóa. Cảng cũng có nhiều cảng hỗ trợ dọc theo sông Hoàng Phố để xử lý các loại hàng hóa khác không phải container. Chính mạng lưới trung tâm phân phối này đã hỗ trợ sự phát triển kinh tế của thung lũng sông Dương Tử.

Chính quyền địa phương cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cảng, giúp cải thiện hiệu quả và thu hút nhiều hãng tàu hơn. Cảng Thượng Hải cũng đứng đầu trong việc sử dụng công nghệ để cải thiện xử lý hàng hóa và giảm chi phí, thông qua việc sử dụng một hệ thống theo dõi hàng hóa điện tử và tự động hóa nhiều hoạt động của nó. Ngoài ra, cảng còn có một ngành dịch vụ hàng hải phát triển mạnh, cung cấp một loạt các dịch vụ cho các hãng tàu và khách hàng của họ.

Cảng Thượng Hải là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế địa phương, góp phần vào sự tạo việc làm và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp. Với công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất tốt nhất và chính sách hỗ trợ của chính phủ, cảng tiếp tục duy trì vị trí của mình là một nhân tố quan trọng trong ngành công nghiệp vận chuyển toàn cầu trong tương lai.2.Singapore: Cảng Singapore (SGSIN)
Cảng Singapore là cảng lớn thứ hai trên thế giới và cũng là cảng lớn nhất Đông Nam Á
(Hình 2: Cảng Singapore – Nguồn: DearEdward from New York, NY, USA, CC BY 2.0, via Wikimedia Commons)
Cảng Singapore là một trung tâm vận chuyển hàng đầu thế giới và là một thành phần quan trọng của nền kinh tế Singapore. Nó thuộc sở hữu và quản lý bởi Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA). Bên cạnh việc sở hữu cơ sở hạ tầng tiên tiến, các cơ sở hiện đại và thì nó còn có lực lượng lao động chất lượng cao. Điều này cho phép cảng xử lý hơn 36 triệu TEU hàng hóa mỗi năm, khiến nó trở thành cảng container lớn thứ 2 trên thế giới. Nó có hơn 200 cầu tàu với tổng chiều dài hơn 52 km và được trang bị các thiết bị xử lý hàng hóa tiên tiến nhất, bao gồm cả hệ thống cần cẩu và tự động hóa.

Chính phủ Singapore đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển cảng. Họ không những đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất mà còn cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi. Chính vì thế, cảng đã thu hút được các tuyến vận chuyển từ khắp nơi trên thế giới, khiến nó trở thành cửa ngõ quan trọng cho thương mại giữa châu Á và phần còn lại của thế giới.

Ngoài vai trò của một trung tâm vận chuyển, Cảng Singapore còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ hàng hải khác cho các tuyến vận chuyển và khách hàng của họ, bao gồm sửa chữa tàu, bảo trì và dịch vụ hậu cần. Cảng cũng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong khu vực lân cận, cung cấp cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.3.Hà Lan: Cảng Rotterdam (NLRTM)
Cảng Rotterdam, Hà Lan là cảng lớn thứ ba trên thế giới
(Hình 3: Cảng Rotterdam - Nguồn: kees torn, CC BY-SA 2.0, via Wikimedia Commons)
Cảng Rotterdam ở Hà Lan là một trong những cảng lớn và bận rộn nhất trên thế giới. Với vị trí chiến lược ở đầu cửa sông Rhine, cảng này phục vụ như một cửa ngõ lớn cho thương mại giữa châu Âu và thế giới.

Hàng năm, cảng Rotterdam xử lý hơn 470 triệu tấn hàng hóa, khiến nó trở thành một trong những cảng lớn nhất ở châu Âu về tổng khối lượng hàng hóa. Cảng được trang bị một loạt các trang bị tiên tiến tại hơn 30 cầu cảng container.Đây cũng là trụ sở, chi nhánh của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực vận tải biển, hóa chất và năng lượng.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã đầu tư mạnh hơn vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cảng để cải thiện hiệu quả hoạt động và làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn với các tuyến vận chuyển biển lớn trên thế giới. Cảng Rotterdam cũng là một trong những cảng đứng đầu trên thế giới trong việc hướng tới hoạt động bền vững và giảm ảnh hưởng tới môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.4.Trung Quốc: Cảng Ningbo-Zhoushan
Cảng Beilun thuộc cảng Ningbo-Zhoushan
(Hình 4: Cảng Beilun thuộc cảng Ningbo-Zhoushan - Nguồn: Nbfreeh, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons)
Cảng Ningbo-Zhoushan ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là một trong những cảng lớn và sầm uất nhất thế giới. Cảng bao gồm hai khu vực chính là cảng Ningbo và cảng Zhoushan, nằm dọc theo Biển Hoa Đông Trung Quốc và được nối với nhau bằng một cây cầu. Cảng xử lý một lượng lớn hàng hóa hàng năm, bao gồm cảcontainer, hàng rời và hàng ro-ro.

Cảng Ningbo-Zhoushan có tổng cộng hơn 400 bến tàu, với tổng chiều dài hơn 150 km, và được trang bị một loạt các cơ sở xử lý hàng hóa tiên tiến, bao gồm các cảng container, cảng hàng rời và cảng hàng ro-ro. Cảng cũng được kết nối với một mạng lưới bộ, đường sắt và sân bay rộng khắp, giúp thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách thông suốt.

Chính vì quy mô vận chuyển hóa qua cảng rất lớn nên điều này đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước biển trầm trọng tại đây. Vì thế, chính quyền địa phương đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cảng trong những năm gần đây nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất sử dụng năng lượng.5.Trung Quốc: Cảng Thâm Quyến (CNSZX)
Cảng Thâm Quyến, Trung Quốc, là cảng lớn thứ năm trên thế giới(Hình 5:Cảng Thâm Quyến - Nguồn: Bert van Dijk, via Flickr)
Cảng Thâm Quyến, tọa lạc tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, là một trong những cảng bận rộn và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đây được coi là một trong các cửa ngõ chính của thương mại giữa Trung Quốc và thế giới.

Cảng Thâm Quyến có tổng cộng hơn 200 cầu cảng, với tổng chiều dài trên 60 km, và được trang bị một loạt các cơ sở xử lý hàng hóa tiên tiến, bao gồm các cảng container, cảng hàng hóa đại trà và cảng cho hàng ro-ro. Bên cạnh đó, cảng cũng được kết nối với một mạng lưới rộng lớn của các con đường cao tốc, đường sắt và sân bay, giúp tạo điều kiện cho sự thông suốt trong luồng hàng hóa.

Chính quyền địa phương đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cảng trong những năm gần đây, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và làm cho nó trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các hãng tàu. Cảng cũng cam kết tang cường các hoạt động bền vững, với một số sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Nhìn chung, cảng Thâm Quyến là một thành phần quan trọng của ngành vận tải biển toàn cầu và là minh chứng cho sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.Các cảng bận rộn nhất ở Đông Nam Á1.Singapore: Cảng Singapore

Như đã nói ở trên, cảng Singapore là một đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải biển toàn cầu và là một minh chứng cho sức mạnh của nền kinh tế Singapore. Cảng liên tục được xếp hạng là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Sự phát triển và thành công của nó là một minh chứng cho sự quan trọng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.2.Indonesia: Cảng Tanjung Priok (IDTPP)
Cảng Tanjung Priok tại Indonesia là cảng biển lớn thứ hai ở Đông Nam Á(Hình 6: Cảng Tanjung Priok - Nguồn: Wijayanto Budi Santoso, via Flickr)
Cảng Tanjung Priok là một trong những trung tâm giao thương lớn nhất ở Đông Nam Á. Cảng không chỉ là nơi xử lý và vận chuyển container mà còn cả các loại hàng rời và hàng ro-ro.

Cảng được vận hành với PT Pelindo, một công ty quốc doanh của Indonesia. Đây là cảng biển hiện đại và bận rộng nhất Indonesia vì phải xử lý hơn 50% lượng hàng hóa lưu thông trong cả nước. Đây cũng là một trong những trung tâm phân phối chính của Indonesia với hệ thống hơn 100 tàu cầu và cơ sở vật chất hiện đại cùng với mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và sân bay quanh đấy.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã đầu tư mạnh mẽ cho cảng để cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như tiện ích của cảng để tăng mạnh độ thu hút của nó với các hãng tàu lớn trên thế giới. Năm 2019, cảng Tanjung Priok được Lloyd’s One Hundred Ports xếp hạng thứ 22 trong số các cảng container bận rộn nhất trên thế giới.3.Thái Lan: Cảng Laem Chabang (THLCH)
Cảng Laem Chabang Thái Lan là cảng lớn thứ ba tại Đông Nam Á(Hình 7: Cảng Laem Chabang - Nguồn: Ted McGrath, via Flickr)
Cảng Laem Chabang là một cửa ngõ chính cho thương mại giữa Thái Lan và toàn cầu. Hệ thống 30 cầu cảng cùng các phương tiện xếp dỡ tiên tiến được kết nối với mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và sân bay tạo điều kiện tốt nhất cho việc vận chuyển hàng hóa. Cảng cũng đầu tư mạnh để mở rộng thêm nhiều dịch vụ hàng hải khác để thu hút thêm các hãng tàu lớn từ khắp nơi trên thế giới.

Hiện tại, cảng đã và đang tiến hàng mở rộng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ baht (927 triệu đô la Mỹ) nhằm nâng cao khả năng xử lý lên tới 18 triệu container mỗi năm. Dự kiến việc mở rộng này sẽ hoàn thành vào năm 2029. Điều này sẽ thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng của khu vực phía đông Thái Lan cũng như hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sản xuất hiện có, bao gồm điện tử và ô tô. Với vị trí là cảng cửa ngõ lớn thứ ba trên thế giới, việc mở rộng cảng Laem Chabang được kỳ vọng sẽ tăng cường vai trò quan trọng trong kinh tế Thái Lan trong thời gian sắp tới.4.Malaysia: Cảng Klang (MYPKG)
Cảng Klang Malaysia là cảng lớn thứ tư tại Đông Nam Á(Hình 8: Cảng Klang - Nguồn: IAEA Imagebank, via Flickr)
Cảng Klang, nằm tại Malaysia, là một trung tâm quan trọng đối với thương mại tại Đông Nam Á. Cảng có thể xử lý cả hàng container, hàng rời và hàng ro-ro.

Cảng được quản lý bởi Cơ quan Cảng Klang và có tổng cộng 54 bến tàu với tổng chiều dài gần 12km. Trong đó, mười hai bến được dành riêng cho hàng container và có khả năng tiếp nhận tàu từ 40.000 đến 160.000 DWT. Mặc dù trong thời gian đại dịch covid, cảng có gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng vẫn thành công trong việc xử lý một lượng hàng container kỷ lục đạt 13,74 triệu TEUs vào năm 2020, chiếm 38% của tổng lượng hàng hóa quốc tế tại Malaysia. Điều này chứng tỏ sự kết nối mạnh mẽ của cảng Klang với hơn 120 quốc gia và hơn 500 cảng trên toàn thế giới.

Với việc được chính quyền địa phương đầu tư mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây cũng như việc cải thiện các thủ tục, quy trình hoạt động, cảng Klang dự kiến sẽ nâng cao khối lượng hàng hóa được xử lý.5.Việt Nam: Cảng Sài Gòn (VNSGN)
Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam là cảng biển lớn thứ 5 tại Đông Nam Á(Hình 9: Cảng Sài Gòn - Nguồn: Công ty cổ phần cảng Sài Gòn)
Với công suất xử lý hơn 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, cảng Sài Gòn không những là cảng hàng đầu trong ngành hàng hải của Việt Nam mà còn là một trong những cảng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nó phục vụ nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực miền Nam của đất nước, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực lân cận và Đồng Bằng Sông Cửu Long và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cảng có hơn 50 bến và các cơ sở xử lý hàng hóa tiên tiến, bao gồm các cảng container, hàng rời và hàng ro-ro, làm cho nó trở thành một điểm kết nối quan trọng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long và đông nam bộ. Cảng được kết nối với một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và sân bay giúp cho việc chuyển hàng diễn ra suôn sẻ. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và xây dựng thêm nhiều bến tàu mới với trang thiết bị hiện đại nhằm tăng tính cạnh tranh của cảng trong khu vực.

Ngoài vai trò là một trung tâm vận tải hàng hải chính, cảng Hồ Chí Minh còn là nơi cung cấp nhiều dịch vụ hàng hải khác như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu và dịch vụ kho bãi, hậu cần. Cảng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực lân cận, cung cấp cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế miền Nam.
Cello Square - Nền tảng giao vận đầu tiên tại Việt NamCello Square là nền tảng giao vận kĩ thuật số được tạo nên bởi Samsung SDS nhằm đơn giản hóa toàn bộ quy trình giao nhận từ việc lấy báo giá tới tạo hóa đơn. Với Cello Square, bạn sẽ được cung cấp các phương án vận chuyển tối ưu nhất cũng như theo dõi kiện hàng theo thời gian thực từ đầu tới cuối, được cung cấp một hệ thống quản lý tập trung cũng như có sự hỗ trợ tận tâm từ các chuyên gia logistics. Đăng ký ngay để trải nghiệm sự giải pháp logistics thông minh và thuận tiện nhất cho các chuyến hàng của bạn.